TỔ CHỨC CHƠI VÀ HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC TẠI TRƯỜNG
Lượt xem:
Chơi và hoạt động ở các góc là một trong những hoạt động hằng ngày mà trẻ được tham gia tại trường mầm non Chơi và hoạt động ở các góc là một trong những phương tiện giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt: Ngôn ngữ, nhận thức, thể chất, thẩm mỹ, Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội.
Chơi và hoạt động ở các góc không chỉ nhằm tạo ra sản phẩm mà còn để thỏa mãn nhu cầu được chơi của trẻ. Trẻ được tham gia các hoạt động trải nghiệm và chơi theo nhu cầu hứng thú của trẻ, trẻ tự nguyện chơi sau khi đã chọn góc chơi: Trẻ chơi theo sự gợi mở và hướng dẫn của cô khi tham gia vào trò chơi. Trẻ chơi chủ yếu do nhu cầu và khả năng của trẻ, nhu cầu muốn bắt chước, muốn làm người lớn…Bên cạnh đó, mặc dù hoạt động ở các góc chơi là hoạt động của trẻ nhưng vẫn cần có sự định hướng gợi ý, hướng dẫn của cô giáo. Cô giáo đóng vai trò là người bạn lớn của trẻ trong suốt quá trình trẻ chơi.
Đến giờ chơi và hoạt động ở các góc, khi nghe cô phổ biến thỏa thuận chơi thì tất cả các con đều phấn khởi và thích thú, lựa chọn cho mình những vai chơi mà trẻ thích nhất. Trẻ tham gia vào các góc chơi ở lớp như: Góc bé chơi phân vai, góc xây dựng, góc học tập, góc thiên nhiên, góc nghệ thuật. Ở mỗi góc trẻ đều được học những kiến thức kỹ năng khác nhau và quan trọng hơn cả là trẻ có cơ hội thể hiện mình và biết phối hợp cùng các bạn tham gia hoạt động.
Các con thi đua nhau tham gia tích cực vào chơi mô phỏng các thao tác công việc của người lớn theo cách riêng của mình, trẻ tưởng tượng mình là người lớn và cùng đóng một cương vị như cô giáo, bác sỹ, chú công nhân, cô bán hàng, cô cấp dưỡng….với vai trò đó trẻ tái hiện lại cuộc sống của người lớn một cách tổng quát trong hoàn cảnh tượng tự vì chơi của trẻ không phải thật mà là giả vờ, nhưng sự giả vờ ấy lại mang tính chất rất thực.
Góc xây dựng: Với những vai chơi trẻ đóng vai làm chú công nhân, những việc của trẻ thể hiện rất cần cù, chăm chỉ làm công việc của người công nhân đồng thời trẻ biết hợp tác với nhau để thực hiện tốt công việc được giao tạo thành công trình xây dựng đẹp mắt như: Khuôn viên vườn hoa, trường mầm non của bé, vườn rau của bé….
Góc học tập: Trẻ tái tạo lại những gì đã được cô dạy trên tiết học nhằm tạo sự ghi nhớ bền vững hơn và tư duy trừu tượng phát triển kèm theo tư duy logic, qua đó ngôn ngữ của trẻ cũng phát triển thông qua những hoạt động đơn thuần như: từ những nắp chai các con đã xếp thành những: Hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhạt rất là đẹp, hoặc từ những viên đất nặn gần gũi quen thuộc trẻ nặn thành các chức số, sữ cái dã học…
Góc thiên nhiên: Để tạo không gian cho trẻ gần gũi với cỏ cây hoa lá, Thật thích thú và diệu kỳ khi các bé được tự tay chăm sóc cây, tỉa lá, lau lá, tưới cây và còn được cùng cô giáo gieo hạt cho vườn thiên nhiên của lớp mình. Qua các công việc đó giúp trẻ hiểu biết sự phát triển của thế giới thực vật, trẻ biết được ý nghĩa lợi ích của chúng, giúp trẻ thêm yêu thiên nhiên và có trách nhiệm với thiên nhiên quanh ta.
Góc phân vai: Trẻ tưởng tượng và giả vờ đóng vai làm cha mẹ, con cái, các cô bác cấp dưỡng…. các mối quan hệ trong gia đình để thỏa mãn nhu cầu của trẻ tham gia vào xã hội người lớn. Thông qua đó trẻ được thử nghiệm việc ra quyết định về cách cư xử và cũng như thực hành các kỹ năng xã hội cần thiết.
Có thể nói chơi và hoạt động ở các góc là một hoạt động vô cùng ý nghĩa và thiết thực đối với trẻ, nó giúp các con tái hiện lại một xã hội thu nhỏ tại lớp mình, qua đó trẻ có khả năng giao tiếp mạnh dạn, tự tin và có được các kỹ năng trong giao tiếp ứng xử với mọi người xung quanh. Nó còn là phương tiện để giáo dục phát triển toàn diện nhân cách và trí tuệ cho trẻ ở trường mầm non.
Dưới đây là một số hình ảnh các bé tham gia chơi hoạt động ở các góc tại trường.